
Trong thế giới thiết kế và in ấn, việc hiểu rõ các tiêu chuẩn về kích thước giấy là yêu cầu cơ bản và cực kỳ quan trọng. Trong đó, khổ giấy A0 là kích thước khởi đầu, đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ hệ thống khổ giấy A theo tiêu chuẩn quốc tế. Vậy khổ giấy A0 có đặc điểm gì, kích thước chính xác ra sao và được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng In Đức Thành tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Khổ giấy A0 là gì?
Khổ giấy A0 thuộc hệ thống khổ giấy A do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, với tỷ lệ cạnh là √2:1 (tức chiều dài gấp khoảng 1.414 lần chiều rộng). Đây là khổ giấy có diện tích chuẩn đúng bằng 1 mét vuông (1m²).
Giấy A0 được xem là khổ nền, từ đó chia đôi liên tiếp sẽ cho ra các khổ A1, A2, A3, A4… Với ưu điểm diện tích rộng, khổ A0 lý tưởng cho những tài liệu cần hiển thị nhiều thông tin hoặc hình ảnh lớn mà vẫn đảm bảo độ sắc nét, dễ nhìn.

Kích thước khổ giấy A0 là bao nhiêu cm, mm, inch?
Dưới đây là thông số chuẩn quốc tế của khổ giấy A0 (chiều rộng x chiều cao):
- Đơn vị mm: 841 mm × 1189 mm
- Đơn vị cm: 84.1 cm × 118.9 cm
- Đơn vị inch: 33.1 in × 46.8 in
Riêng đối với đơn vị pixel, size của khổ giấy còn phải dựa vào mật độ điểm ảnh PPI.
Mật độ điểm ảnh | Kích thước (pixel) |
72 PPI | 2384 x 3370 |
96 PPI | 3179 x 4494 |
150 PPI | 4967 x 7022 |
300 PPI | 9933 x 14043 |
So sánh giữa khổ A0 với các khổ giấy khác (A1, A2, A3, A4…)
Để hình dung rõ hơn, bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây giữa A0 và các khổ giấy phổ biến khác trong cùng hệ:
Khổ giấy | Kích thước (mm) | Tỉ lệ so với A0 |
A1 | 594 × 841 mm | 1/2 (50%) |
A2 | 420 × 594 mm | 1/4 (25%) |
A3 | 297 × 420 mm | 1/8 (12,5%) |
A4 | 210 × 297 mm | 1/16 (6,25%) |
A5 | 148 × 210 mm | 1/32 (3,125%) |
A6 | 105 × 148 mm | 1/64 |
A7 | 74 × 105 mm | 1/128 |
Có thể thấy rằng: 2 tờ A1 ghép lại sẽ bằng 1 tờ A0, và cứ tiếp tục chia đôi như vậy. Điều này giúp hệ thống khổ giấy A trở nên linh hoạt trong thiết kế, dễ dàng phóng to/thu nhỏ theo nhu cầu in ấn mà vẫn giữ đúng tỷ lệ nội dung.
Cách chọn khổ giấy A0 trong AutoCad
Tại hộp thoại Page Setup Manager, bạn hãy nhấn vào New để tạo một thiết lập trang mới và đặt tên (ví dụ: Layout1). Sau đó chọn Modify để tiến hành các bước tùy chỉnh chi tiết.
Trong hộp thoại Page Setup - Layout1, bạn có thể thiết lập kích thước giấy in phù hợp với nhu cầu trong phần Paper size. Thông thường, người dùng sẽ lựa chọn các khổ từ A4 đến A0, tùy thuộc vào mục đích trình bày. Mặc định hệ thống thường hiển thị sẵn khổ A4, để chuyển sang khổ A0, bạn chỉ cần nhấp vào biểu tượng mũi tên đen hướng xuống bên cạnh để hiển thị danh sách kích thước giấy, sau đó chọn A0 từ danh sách.A0 từ đó.

Cách in khổ giấy A0 trong AutoCad
Bước 1: Mở bản vẽ cửa sổ CAD bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + P, thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Plot - Model để bắt đầu quá trình thiết lập in.
Bước 2: Trong hộp thoại Plot, bạn có thể tùy chỉnh các thông số in ấn theo ý muốn. Chẳng hạn, sử dụng Plot Style Table để tạo một bảng cấu hình nét in mới theo yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh hướng khổ giấy thông qua mục Drawing orientation, chọn giữa chế độ Portrait (dọc) hoặc Landscape (ngang). Bên cạnh đó, hộp thoại còn cung cấp nhiều tuỳ chọn khác như: Plot offset (căn lề in),Plot scale (tỉ lệ bản vẽ),...
Bước 3: Chọn máy in ở mục Printer/plotter.
Bước 4: Mở mục Paper size, bấm vào mũi tên xổ xuống và chọn A0 trong danh sách các khổ giấy.
Ứng dụng của khổ giấy A0 trong thiết kế và in ấn
Khổ giấy A0 được sử dụng nhiều trong các ngành chuyên biệt, nơi cần thể hiện hình ảnh, thông tin hoặc bản vẽ trên diện tích rộng mà không bị mất chi tiết.
Trong thiết kế
- Thiết kế kiến trúc, xây dựng: A0 là khổ lý tưởng để thể hiện bản vẽ mặt bằng, kết cấu, phối cảnh công trình…
- Đồ án sinh viên ngành mỹ thuật – kiến trúc: Thường yêu cầu trình bày trên khổ A0 để đảm bảo độ rõ ràng.
- Poster quảng cáo, banner treo tường: Diện tích lớn giúp dễ thu hút ánh nhìn trong không gian rộng như hội chợ, showroom…
- Bản đồ quy hoạch, sơ đồ tổ chức: Yêu cầu bố cục thông tin phức tạp và khổ in lớn để dễ quan sát.

Trong in ấn
- In bản vẽ kỹ thuật: Cần độ chính xác cao, tỉ lệ rõ ràng – A0 là lựa chọn gần như bắt buộc trong ngành xây dựng.
- In poster nghệ thuật, ảnh triển lãm: Đối với nhu cầu trình bày chuyên nghiệp, cần thể hiện chất lượng in sắc nét ở kích thước lớn.
- In phông nền sự kiện, backdrop nhỏ: Với khổ in A0 có thể dùng làm nền cho hội nghị, hội thảo nhỏ.
Lưu ý: Do diện tích lớn, việc in ấn trên khổ A0 yêu cầu máy in khổ lớn (thường là máy in kỹ thuật số, máy in khổ rộng chuyên dụng).

Những điều cần lưu ý khi thiết kế và in khổ A0
Khổ giấy A0 có nhiều lợi thế, nhưng để in đẹp và đúng tiêu chuẩn, bạn cần chú ý những yếu tố sau:
- Độ phân giải file thiết kế: Tối thiểu từ 150 DPI trở lên, lý tưởng nhất là 300 DPI để đảm bảo hình ảnh không bị vỡ.
- Định dạng file: Nên gửi file vector (AI, PDF) hoặc ảnh chất lượng cao (TIFF, PNG); tránh gửi JPG độ phân giải thấp.
- Khoảng cách an toàn và chừa lề: Nên để viền an toàn ít nhất 10mm mỗi cạnh để tránh cắt mất nội dung quan trọng.
- Màu sắc: File thiết kế nên để hệ màu CMYK thay vì RGB để in ra đúng màu.
- Kiểm tra font và lỗi chính tả: Với kích thước lớn, mọi chi tiết nhỏ đều dễ bị phát hiện – vì vậy cần kiểm tra thật kỹ trước khi xuất file.
- Chất liệu in: Thường dùng giấy couches, giấy ảnh, giấy PP hoặc backlit film tùy theo mục đích sử dụng (treo trong nhà hay ngoài trời).
Cùng chuyên mục






- Quy trình sản xuất giấy công nghiệp từ gỗ chi tiết nhất
- Dịch vụ in mẫu hóa đơn bán lẻ giá rẻ, lấy nhanh tại Hà Nội
- Xưởng in túi giấy xi măng giá rẻ, chất lượng tốt nhất tại Hà Nội
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khác biệt và sáng tạo
- Dịch vụ thiết kế túi giấy chuyên nghiệp, giá rẻ tại Hà Nội
- Thiết kế lịch độc quyền- Giải pháp quảng bá thương hiệu
- In túi giấy tái chế chất lượng tại In Đức Thành
- Làm thế nào để doanh nghiệp có một cuốn catalogue ấn tượng?
- Dịch vụ in catalogue số lượng ít, lấy ngay trong 24h tại Hà Nội